-Phải, cô chỉ là vợ trên giấy tờ với ảnh thôi, mười năm nay cô đâu biết tụi tô icực khổ tới cỡ nào mới có được ngày hôm naỵ Tui cũng có hai đứa con với ảnh…
Cường gạt ngang:
-Em để từ từ anh nói, Hạnh mới qua đây mà, em làm cho cổ sợ đó.
Cường và Mỹ còn nói nhiều lắm, nói những lời mà Hạnh không muốn nghe, Hạnh theo hai người ra xe mà tâm trí của cô như để đâu, lòng cô trống rỗng. Ngồi băng sau ôm chặt gói đồ lên ngực, Hạnh nhắm mắt khóc thầm :
-Châu ơi, má khổ quá con ơi!
Cường vừa lái xe vừa đưa mắt nhìn lên kính chiếu hậu theo dõi từng cử chỉ của Hạnh, lòng anh cảm thấy ray rứt niềm hối hận. Bên tình, bên nghĩa biết làm sao đây? Mấy tháng nay anh lo lắng ghê lắm, anh biết rõ anh là một con người yếu hèn, nếu lần này anh không cương quyết dứt khoát và cứng rắn thì cũng chẳng đi đến đâu, hy vọng Hạnh sẽ mau nguôi ngoai. Cường hỏi đi hỏi lại Hạnh mấy lần mà Hạnh vẫn không trả lời, Mỹ bực mình lớn tiếng:
-Cô Hạnh ngủ rồi sao?
Hạnh giật mình ngơ ngác:
- Dạ? Xin lỗi, nãy giờ tui đâu có nghe thấy gì đâu?
-Anh Cường ảnh hỏi cô là thằng Châu mang bịnh hùi nào? Sao chết mau quá vậy? Mấy tháng trước còn thấy hình của nó khoẻ cùi cụi, mà nó được chôn ở đâu?
Hạnh đưa mắt nhìn lên, cô bắt gặp ánh mắt của Cường trên tấm kiếng chiếu hậu, cô liền quay mặt ra đường:
-Bé Châu bị bịnh từ hồi nhỏ, hồi nó sinh ra đã ăn uống thiếu thốn, nhà lạ inghèo, hỏng có tiền đi bác sĩ…
Hạnh mang thai Bé Châu vào khoảng tháng Tư năm 1975, thời gian đó thật là khókhăn. Khi bé Châu ra đời thì đã không gặp mặt ba nó, lúc lớn lên bữa no bữa đó ilàm thân hình nó lúc nào cũng gầy còm, xanh xaọ Trong cuộc đời ngắn ngủi của bé Châu, nó chỉ gặp Cường đúng có một tháng, sau đó là Cường vượt biên, bên cạnh cùng chịu khổ với Châu là má nó và bà ngoạị Sống trong cực khổ con người thường hay mơ mộng, lúc nào Hạnh cũng nhắc nhở bé Châu là nó còn có một người cha ở bên Mỹ. Những lúc ăn xôi thay cơm, Hạnh hay an ủi bé là đời sống sau này sẽ khá hơn, khi được đoàn tụ với bạ Trong đầu óc non nớt của Châu, ở với ba là thiên đường và hạnh phúc.
Ngày bé Châu vô bệnh viện cũng là ngày báo tin có chuyến bay đi Mỹ. Bịnh lao phổi của Châu đã tới thời kỳ thứ ba, bác sĩ đành bó tay lắc đầụ Hạnh còn nhớ rõ như in, lần cuối cùng cô nói chuyện với con, nó vẫn còn hy vọng, nó đã năn nỉ cô:
-Con sẽ khỏi mà, má đừng lo, má nghín đi, đừng khóc, má khóc làm con khóc theobây giờ, con muốn ở với ba, má đi qua bển má cho con đi theo, con sợ ở một mình lắm, má hứa với con nha má?
Thương con, Hạnh đã làm y như lời trăn trối của bé. Nhớ tới bé Châu, Hạnh nức lên, cô không cần kềm giữ nữa:
-Tui hỏng có chôn nó, tui mang tro cốt nó đi theo tui.
Cùng lúc đó, Cường hốt hoảng thắng xe thật gấp, anh vừa thoáng thấy bóng một đứa nhỏ băng ngang qua đường. Mỹ và Hạnh đồng rú lên, có tiếng vỡ vụn loảng xoảng ở băng sau, tiếng thắng xe ren rét ở bên ngoài và còi xe inh ỏi như tức tốị Cường giảm tốc độ chạy chậm lại, anh quay đầu xuống hỏi:
-Hạnh có sao không? Sao em không thắt dây beo an toàn, Mỹ à, em chỉ cho cổ làm đi.
Mỹ trề môi nói lẫy:
-Sao anh không hỏi em có sao không? Có gì là người ngồi trước bị nè. Anh lo lái xe đi, hồn để đi đâu rồi, thiệt là mang cái xui xẻo vào cho mình không!
Hạnh loay hoay ôm gói đồ lên, miếng vải tung ra rơi những mảnh vụn bằng sành sang một bên, cô luống cuống thu lại, khi Hạnh bị xô người ra phía trước, bìnhtro cốt của bé Châu đã bị đập vô thành ghế vỡ đôị Trong lúc vội vã, cạnh sắc của mảnh sành làm Hạnh bị đứt tay, máu cùng một ít tro tàn rơi rớt lên sàn xe mà cô không để ý. Chiếc xe vẫn lao vun vút trên đường dài, ngoài trời bắt đầu tối và hình như lạnh hơn. Hạnh nhìn ra ngoài, phố xá đã lên đèn, vậy là một ngày trên đất Mỹ đã qua, một đời sống mới sẽ bắt đầu, không biết là may hay rủi?
Hạnh mệt mỏi lê bước về nhà. Nhà của Hạnh là một căn buồng nhỏ bà chủ chợ Việt Nam cho cô thuê, ngày làm, đêm về ngủ ngay đằng sau chợ. Thấm thoát mà cô đã ở đây được hơn một tháng, công việc bận rộn từ sáng đến tối làm cô không có thì giờ suy nghĩ nhiềụ Mỗi tối khi về nhà nhớ tới con, Hạnh thắp vài cây nhang, đặt một đĩa xôi lên bàn thờ, món mà bé Châu thích ăn khi còn sống.
Căn buồng nhỏ nằm khuất sau một con ngõ, ánh sáng yếu ớt buồn bã của cây đèn đường nhấy nháy chiếu cái bóng cô đơn của Hạnh càng thêm vẻ thê lương.
Không khí bên trong nhà lạnh lẽo khiến Hạnh rùng mình hắt hơi mấy cáị Hạnh bậtđèn lên, phải mấy giây sau cô mới làm quen với ánh sáng, hình ảnh bé Châu trong tấm hình ở góc phòng thiệt là dễ thương, nó đang nhìn cộ Hạnh lại gần bàn thờ,tối nay cô nhớ con ghê gớm, cô thì thầm nói chuyện với con, vừa nói vừa thắp nhang.
Tiếng chuông điện thoại bỗng reo vang đột ngột,