Khi ta tin vào điều kì diệu
Mùạ Xuân năm lớp Mười, tôi bắt đầu biết thế nào là hương vị của tình yêu. Người tôi thích chính là cậu bạn đã cùng tôi đi qua cả tuổi thơ "dữ dội".
Vĩnh là bạn thân nhất của tôi thuở nhỏ. Chúng tôi học cùng trường mẫu giáo, cấp Một, ở cùng trong khu tập thể cũ. Hồi đó, Gấu là thằng nhóc con gầy gò, đen nhẻm, luôn ở cùng đội với tôi trong bất kỳ trò chơi tập thể nào của lũ trẻ cùng khu. Tôi cũng chẳng khá khẩm gì hơn, con gái mà suốt ngày mặc quần cộc, tóc ngắn cũn cỡn chạy nhong nhong ngoài đường. Chúng tôi dính với nhau như sam - một cặp đôi "hoàn cảnh" thứ thiệt vì bố mẹ của cả tôi và Vĩnh đều bận bịu suốt ngày.
Vĩnh hồi ấy bé tí mà đã rất khéo tay, năng khiếu nghệ thuật cũng bộc lộ rất sớm. Cậu hay học chị gái làm cho tôi đủ thứ trên đời. Khi thì cái chuông gió, khi thì cái nhân bằng lá cây, khi thì tết dây thành con chuồn chuồn... Đặc biệt, cậu còn vẽ những búc tranh hoa cỏ bằng màu nước rất đẹp để tặng cho tôi nữa. Khi tôi hỏi: "Vì sao lại tặng Minh?” thì Vĩnh sẽ im lặng, một lúc thì thấy tai cậu đỏ lựng lên, rồi Vĩnh ù té chạy. Lần đầu nhìn hành động đó của Vĩnh, tôi đã thấy sao mà khó hiểu, nhưng những lần sau khi cậu tiếp tục tặng quà, tiếp tục mặt đỏ tía tai và co giò chạy, tôi sẽ đứng nguyên chỗ đó và cứ thể ôm miệng khúc khích cười.
Năm chúng tôi học lớp Ba, bố Vĩnh trúng thầu một công trình lớn, rồi công việc cứ thế ngày một phát đạt (đấy là sau này tôi được nghe mẹ kể lại thế). Đến năm chúng tôi học lớp Năm thì cả gia đình Vinh chuyển di rời khỏi khu tập thể cũ với những ngôi nhà cấp bốn có nhà vệ sinh bệt. Bố Vĩnh đã mua một căn biệt thự rất nguy nga ở gần trung tâm thành phố. Tình bạn thuở ấu thơ của chúng tội chính thức bị chia cắt từ giây phút này. Buổi tối cuối cùng trước khi chuyển nhà, vào đúng giờ tôi ra ngoài vứt túi rác to đùng cho mẹ, tôi thấy Vĩnh đã đợi sẵn ở lối hành lang tối om đi xuống. Khi nhìn thấy tôi, trong bóng tối - một thoáng tôi thấy mắt Vĩnh khẽ ánh lên tia lấp lánh tựa những vì sao. Cậu thẽ thọt nói đã đợi tôi ở đây nửa tiếng rồi. Tôi hỏi cậu tại sao không gọi cửa. Vĩnh - lúc đó là thằng nhóc lớp Năm, đã đáp lại lời tôi rành rọt. “Vĩnh muốn đợi mà, vì đâu còn cơ hội nào đợi Minh nữa ” Nói rồi, Vĩnh ngồi xỏm nơi bậc thang, lôi trong túi ra môt chiếc vòng bảy màu có gắn một cái chuông nhỏ, tự tay buộc nó vào... chân tôi. Buộc xong thì cậu nói với tôi rằng, đó là chiếc vòng tình bạn vĩnh củu. Tôi không biết bây giờ bạn có biết đến cái vòng ấy không, nhưng vào thời của chúng tôi, "chiếc vòng tình bạn" rộ lên như một trào lưu. Những người bạn thân sẽ tự buộc vào tay nhau những chiếc vòng bằng dây len tự tết, như một lời chúc may mắn và lời hứa về tình bạn bền chặt. Khi chiếc vòng đứt, người đeo vòng sẽ được ước một điều ước. Tôi cũng chẳng hiểu sao thay vì buộc vào tay thì Vĩnh lại buộc vào chân của tôi.
Thời gian đầu, do không có điện thoại hay skype để buôn chuyện với nhau như bây giờ, tôi thường đạp xe lọc cọc ra bưu điện gần nhà gửi thư tay cho Vĩnh. Nhưng về sau, việc làm ấy khiến tôi cảm thấy thật sến sẩm, và lý do quan trọng – những câu chuyện trong thư cứ vì khoảng cách mà nhạt nhẽo dần. Đến một ngày, tôi nhìn lại, rồi bỗng hốt hoảng nhận ra mình đã mất đi mối liên hệ với người bạn ấu thơ mà tôi từng yêu quý nhất.
Việc đó làm tôi cảm thấy buồn mất một thài gian dài. Không phải vì tôi không thể gặp lại Vĩnh được nữa (tôi có địa chỉ nhà Vĩnh mà), chỉ là - đó là lần đầu tiên trong cuộc đời, con nhóc non nớt mới lớp Sáu là tôi bắt đầu hiểu được thế nào là sức tàn phá của thời gian đối với những mối quan hệ của mỗi con người.
Năm lớp Tám, khi chiếc vòng tình bạn đứt. Tôi cầm nó trên tay, khẽ rung rung để nghe âm thanh “ting, ting..." của quả chuông nhỏ, điều ước bật lên lúc đó là: “Sẽ được gặp lại Vĩnh.”
Năm lớp Mười, khi tôi đã thật sự quên đi Vĩnh trong cuộc đời mình thì cậu xuất hiện trở lại.
Giây phút nhìn thấy cậu lần đầu tiên sau cả quãng thời gian dài đã gây ra trong tôi một nỗi xúc động. Cả tuổi thơ như ập về vào giây phút mắt chúng tôi giao nhau. Nhưng cùng với đó, là rất nhiều những khoảng cách.
Vĩnh đã thật sự thay đổi, không còn là cậu nhóc đen nhẻm và gầy gò ngày nào. Không biết vì tuổi dậy thì hay vì cuộc sống vật chất dần tốt lên mà Vĩnh đã trở thành một chàng trai tôi không thể tưỏng tượng nổi. Cậu to cao, rắn rỏi, khuôn mặt trở nến sắc nét - tôi không ngờ Vĩnh lớn lên có thể đẹp trai đến nhường vậy. Vĩnh nhìn thấy tôi, và có vẻ cũng bị bất ngờ. Khác với vẻ ngoài thiếu nữ tính thuở nhỏ, mái tóc của tôi cũng đã dài ra, ngay lúc này đây, khi đứng trước mặt Vĩnh, tội cũng đang mạc một cái váy hoa rất dịu dàng.
Vĩnh tiến về phía tôi. Cậu cất lời chào: "Gặp lại Minh thế này làm mình bất ngờ quá!" Rồi một cách tự nhiên nhất có thể - như những người bạn ấu thơ đã lớn lên cùng nhau, Vĩnh giơ tay cậu ra, vò vào mái tóc dài của tôi: "Tóc lại còn dài thế này rồi cơ đấy." Đã không còn là Vĩnh hay "theo đuôi" và đỏ mặt tía tai khi nhìn thấy tôi nữa, giờ đây tôi mới là kẻ ấp a ấp úng CƯỜI trừ rồi không biết phải nói gì với cậu.