Old school Easter eggs.

Ma quỷ trên thế giới ngày nay

Vì ma quỉ thuộc thế giới thần linh, chúng là những hữu thể vô hình, không thân xác cho nên con người không thể thấy hay xác định hoặc chứng minh bằng các phương pháp khoa học thực nghiệm. Hơn nữa phần lớn các thông tin liên quan đến ma quỉ đều có tính cách truyền miệng, tản mạn từ các kinh nghiệm riêng lẻ, cho nên kiến thức về ma quỉ vì thế không thể tránh được tính chất chủ quan, phiến diện, phát sinh nhiều quan niệm sai lầm đối với thế giới thần linh.

Trước hết sai lầm thông thường nhất là quan niệm cho rằng ma quỉ là linh hồn người chết. Chúng ta không biết quan niệm này đã khởi nguyên từ đâu, nhưng ngay từ thời cổ con người đã có suy nghĩ này. Sử gia Do Thái Josephus sống vào hậu bán thế kỷ thứ nhất cũng tin như vậy và bảo rằng: “Linh hồn của những con người gian ác xâm nhập vào những người sống.” Ðây là quan niệm phản ánh tư tưởng Hy-lạp không chứa đựng chân lý Thánh Kinh.

Phúc âm Luca 16:19-31 ghi lại câu chuyện về người giàu xấu nết và La-xa-rơ, qua đó Chúa Giê-xu tiết lộ cho chúng ta thấy một số chi tiết quan trọng sau đây về tình trạng con người sau khi chết. Mọi người sau khi từ giã cõi đời sẽ đi đến một nơi nhất định. Tại đó họ vẫn có đầy đủ ý thức về tình trạng hiện tại cũng như ký ức về quá khứ. Tuy nhiên đây là một tình trạng vĩnh viễn không gì có thể thay đổi được. Việc người chết trở lại dương thế là một điều vừa bất khả, vừa không cần thiết. Sau khi chết, thân xác con người tan vào trong lòng đất theo như án lệnh của Ðức Chúa Trời cho thủy tổ loài người là A-đam: “Vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về với cát bụi.” Còn thần linh hay linh hồn con người, “sẽ trở về nơi Ðức Chúa Trời là Ðấng đã ban” (Truyền Ðạo 12:7), vì khi Ðức Chúa Trời tạo dựng con người, Ngài lấy đất nắn nên hình người rồi hà sinh khí vào lỗ mũi, loài người trở nên “linh hồn sống.” Trong khi đó ma quỉ là thần linh không có thân xác, được Ðức Chúa Trời tạo dựng để phục vụ Ngài, nhưng vì kiêu ngạo, phản loạn nên đã bị Ðức Chúa Trời trừng phạt, trục xuất khỏi thiên đàng. Như vậy quan niệm cho rằng ma quỉ là linh hồn người chết hiện về không phải là quan niệm của Kinh Thánh. Tuy nhiên vì là thần linh, ma quỉ có thể ảnh hưởng, tác động vào tâm trí, tình cảm hay thân xác con người, thậm chí chiếm hữu con người, nhất là những người cho phép nó chiếm hữu bằng cách liên lạc, nhờ cậy ma quỉ qua các họat động liên quan đến ma thuật – cầu cơ, bói toán, lên đồng, thờ cúng, bùa ngãi…

Ngày Nay Ma Quỉ Có Còn Hoạt Ðộng Không?

Chúng ta đã bàn đến những quan niệm sai lạc về ma quỉ mà thông thường nhất là cho rằng ma quỉ là hồn người chết hiện về, nhất là hồn những kẻ gian ác trở thành quỉ hoặc hồn những người chết oan hoặc “chưa tới số” phải chết. Tuy nhiên Kinh Thánh cho biết ma quỉ là các hữu thể thần linh, vốn là các thiên sứ của Ðức Chúa Trời nhưng vì kiêu ngạo, phản nghịch bị Ngài đuổi khỏi sự hiện diện của Chúa. Người và ma quỉ là hai tạo vật hoàn toàn khác nhau, loài nọ không thể biến thành loài kia. Có chăng là ma quỉ là thần linh với quyền phép hữu hạn, có thể xuất hiện trong hình dạng hoặc tiếng nói con người để lừa dối người sống trên trần gian.

Vấn đề chúng ta nêu lên là hoạt động của ma quỉ trong thế giới ngày nay ra sao? Các hoạt động của ma quỉ thể hiện dưới nhiều hình thức, từ chiêu bài ”Khoa Học Huyền Bí” trong thông linh thuyết đến các dạng mê tín dị đoan thật giả lẫn lộn làm nhiều người rối trí. Các sinh hoạt thần bí xâm nhập vào đời sống hàng ngày dần dần trở thành quen mắt như một sinh hoạt xã hội: xem chỉ tay, bói bài, đoán số tử vi, xin xâm, cúng vái, đốt vàng mã… Ði xa hơn nữa là các các cuộc lên đồng, cầu cơ, đến những người chơi bùa ngãi, ếm chú. Ngay tại các nước Tây phương, các hoạt động có tính cách thần bí như gọi hồn, bói bài, đoán số mạng, dùng quả cầu pha lê, dùng con lắc không phải là hiếm. Việc thờ Sa-tan ở các nước Tây Phương cũng là một hiện tượng thần bí ghê tởm.

Hội thờ Sa-tan gần như một loại hội kín có khoảng 10 có trụ sở trên nước Mỹ và Canada với khoảng 10,000 hội viên. Phần lớn các hội viên đều gia nhập bằng thư từ, được tổ chức thành các nhóm gọi là grottos. Người đứng đầu gọi là thầy thượng tế cũng là hội viên sáng lập của hội thờ Sa-tan là Anton Szandor La Vey là người đã viết Kinh Sa-tan năm 1969, và bảo rằng đã bán ra trên 250,000 bản. Ngoài tờ tin tức hàng tháng lưu hành trong vòng các độc giả gửi mua, La Vey cũng xuất bản một cuốn sách nói về kỹ thuật bẫy bắt con người, dành cho các tay phù thủy của hội. Sau khi La Vey chết, người kế nhiệm làm thượng tế là Peter Gilmore. Hiện nay, một tổ chức khác tách ra từ hội thờ Satan lấy tên là Hội Satan Thứ Nhất với thượng tế là Lord Egan vốn là môn đệ của Anton La Vey từ thập niên 70 cũng có những hoạt động về căn bản như hội thờ Sa-tan của La Vey.

Có một danh sách chín điều về Sa-tan tất cả hội viên phải chấp nhận, đó là Sa-tan đại diện cho (1) Cuộc sống dung tục, (2) sống cuồng, (3) khôn quỉ, (4) chỉ tử tế với người đáng đối xử tử tế, (5) tinh thần báo thù, (6) chỉ chịu trách nhiệm với những người có tinh thần trách nhiệm, (7) chủ trương con người có bản chất của thú vật, (8) chấp nhận tất cả những điều vẫn thường được gọi là ”tội lỗi”, và (9) Sa-tan là bạn tốt nhất của hội vì đã giúp cho hội duy trì hoạt động suốt nhiều năm qua. Hội thờ Sa-tan chủ trương sống theo duy vật tối đa, và nỗ lực chống phá Cơ-đốc nhân. Triết lý sống của hội Sa-tan là tìm lạc thú vì vậy hội Sa-tan đã tận dụng và lợi dụng mọi thú vui trần gian cung cấp làm phương tiện nô lệ hóa hội viên của chúng ngay cả bằng những nghi lễ đầy tính chất dâm ô mà chỉ các hội viên mới được tham dự và không được phép tiết lộ cho những người không phải là hội viên.

Trang: 123 Sau
U-ON
[XÓA QUẢNG CÁO]