Pair of Vintage Old School Fru

Sa mạc cần mưa


Tôi lắc đầu bảo không. Chúng bạn cười phá lên rồi đẩy ngã tôi và chạy đi, hét to: “Mẹ nó muốn dụ dỗ thầy giáo!”

Lúc đầu tôi mặc cảm kinh khủng. Tiếp theo, tôi bỗng dưng ghét thầy. Không còn niềm vui rạng rỡ khi nhận được bịch bánh cái kẹo. Không còn hớn hở khi được thầy nắm tay đưa về nhà. Giờ, tôi đẩy tất cả những sự quan tâm đó ra xa. Chẳng riêng thầy mà tôi còn bắt đầu mang suy nghĩ kỳ quặc đối với mẹ. Vì mỗi lần ra khỏi nhà đi đâu đó là tôi lại thấy người ta chỉ chỉ trỏ trỏ mình, nói to nhỏ với nhau. Hiển nhiên là đề tài xoay quanh mối quan hệ giữa mẹ tôi và thầy.

Một thời gian sau, lời bàn ra bàn vào này đến tai họ hàng bên nội tôi. Ông bà nội và vài người trong gia đình đến tận nhà tôi, tỏ rõ thái độ khó chịu với mẹ. Bà không nói gì, chỉ im lặng. Rồi cả ba người anh của tôi, lúc này đã học xong cấp III chuẩn bị lên thành phố học đại học, cũng đến đây vặn hỏi mẹ đủ điều.

Mẹ chỉ nhìn ba con trai, nhẹ nhàng nói rằng:

“Mẹ chẳng làm chuyện gì để các con phải xấu hổ cả. Mẹ và thầy giáo như hai người bạn tri âm tri kỷ. Mẹ mất chồng, thầy ấy không vợ. Dù cả hai có muốn đến với nhau cũng không trái với lẽ thường.”

Dẫu lời mẹ chẳng sai nhưng ba anh tôi nhất quyết không chịu để mẹ tiến thêm bước nữa. Họ bảo như thế thật không tốt.

“Mẹ đã có tuổi rồi, cứ sống yên ổn với con cháu là được.”

“Mẹ làm vậy, lối xóm bàn tán. Thật, chúng con cũng thấy mất mặt.”

“Phải đó. Nếu mẹ buồn thì cứ bảo con út nói chuyện cùng là được thôi.”

Mặc những lời của ba anh tôi, mẹ vẫn không phản ứng gì, lẳng lặng vào buồng.

Sau hôm đó khoảng vài ngày, vào buổi trưa nọ đang dùng cơm, mẹ liền hỏi tôi:

“Út này, con nghĩ gì về chuyện mẹ và thầy giáo con?”

“Con không biết nữa.” – Tôi đảo mắt, đáp như tránh né vấn đề này.

“Con có nghĩ giống như ba anh con?”

Tôi ngừng ăn. Rõ ràng là tôi cũng cùng suy nghĩ với ba người anh của mình. Tôi biết từ lâu bố không còn yêu mẹ và bà thật ra chẳng có danh phận gì trong gia đình chồng. Nói đơn giản rằng bà không được biết đến với tư cách một người phụ nữ đã có chồng. Nhưng kỳ thật, tôi vẫn khó chịu trước việc bà sẽ tiến thêm bước nữa, chưa kể đấy lại là thầy giáo tôi. Khi đó, tôi đã mang suy nghĩ ích kỷ: muốn mẹ sống mãi như thế. Vì vậy tôi trả lời chẳng chút ngần ngại:

“Con biết mẹ cô đơn nhưng cứ giống hiện tại vẫn tốt hơn. Con và ba anh cũng không muốn phải có thêm bố dượng.”

Tôi thấy mẹ nhìn mình. Rất lâu. Đôi mắt ấy dường như chẳng hề có cảm xúc nào hoặc cũng có thể bà muốn giấu đi những suy nghĩ thật sự trong mình.

“Mẹ hiểu rồi.”

Mẹ tôi gật đầu mỉm cười, vẫn với dáng vẻ nhẹ nhàng như lúc ban đầu…

Vào buổi chiều hôm đó, tôi thấy thầy đến nhà mình. Thầy và mẹ tôi nói chuyện ở sân sau. Khá lâu. Không như mọi lần, trời chưa tối là thầy đã ra về. Và đấy cũng là lần cuối thầy đến ngôi nhà quạnh quẽ này. Tôi biết, mẹ đã từ chối ông. Vì lối xóm. Vì những lời bán tán. Vì dòng họ bên nội. Và vì… bốn chúng tôi. Như một lẽ hiển nhiên phải đến, lời dèm pha về mẹ tôi dần dần không còn nữa.

Mọi người bên họ nội và ba anh trai tôi vui vẻ vì điều đó.

Tôi cũng thế.

Nhưng có một thứ đã không còn như xưa. Đó là nụ cười của mẹ. Từ dạo ấy, tôi ít khi thấy mẹ cười. Nhiều lần, tôi thấy bà trầm tư ngồi lặng lẽ bên cửa sổ. Đôi mắt nhuốm đầy mỏi mệt trở nên vô định và hướng về một nơi nào xa xăm. Đôi lần tôi hỏi thì bà lại bảo: “Mẹ nhớ cố hương.” Tôi mỉm cười, lặng im.

Khi chuyện “tái hôn” của mẹ qua đi thì lần lượt ba anh trai tôi lên thành phố học đại học. Rồi tiếp theo đến lượt tôi. Cái đêm trước ngày tôi đi, mẹ không nói gì lẳng lặng gói gém đồ đạc cho tôi thật cẩn thận. Thế mà ngày đưa tiễn, mẹ chợt nắm chặt tay tôi lúc tôi chuẩn bị lên xe lửa. Không nói gì, bà nhìn tôi buồn da diết. Những giọt nước mắt ứa ra từ các vết chân chim. Đối diện, mắt tôi đỏ hoe cay xè. Dẫu vậy, tôi vẫn phải buông tay mẹ và bắt đầu chuyến hành trình đầu tiên của đời mình. Tôi nhớ mãi bầu trời hôm ấy. Rạng nắng sáng.

Tôi đặt chân lên thành phố. Ngỡ ngàng với cảnh nhộn nhịp sa hoa của đô thị. Mọi thứ đều rất khác so với quê nội tôi. Tôi được anh hai cho học ở trường cấp III tốt nhất. Lúc đầu tôi còn lạ lẫm nhưng rồi quen dần với lối sống nhộn nhịp hối hả ở thành thị. Mỗi ngày đều đặn, trước khi ngủ tôi đều gọi điện cho mẹ. Nghe chất giọng trầm ấm của bà thì lòng tôi bình yên hẳn, bao mệt mỏi như tan biến. Như

Trang: Trước 123
U-ON
[XÓA QUẢNG CÁO]