Khi ta tin vào điều kì diệu
Từ lúc vào học cho đến mùa Xuân, chúng tôi đã tiến được những bước đáng kể. Những kỷ niệm ấu thơ thân thuộc làm tôi và Vĩnh nhanh chóng lấy lại cảm giác gần gũi. Vĩnh thường đạp xe từ nhà cậu sang nhà tôi để đón tôi đi học, dù bị ngược đường. Với Vĩnh, việc được trở lại khu tập thể năm xưa thật sự là một việc khiến cậu cảm thấy vui vẻ.
2. Vĩnh trở thành một chàng trai "đáng mơ ước khi lũ bạn trong lớp “phát hiện" ra tài năng và cả gia cảnh của cậu.
Cuộc sống của Vĩnh đã có nhiều thay đổi. Bắt đầu từ cắp Hai, Vĩnh bộc lộ năng khiếu vẽ. Câu liên tiếp đạt rất nhiều giải thưởng mỹ thuật. Bố Vĩnh đã mở môt công ty xây dựng lớn. Gia đình cậu đã chuyển đến một căn biệt thự lớn hon, ở ngay trung tâm thành phố.
Lần đầu tiên bước vào căn nhà rộng thênh thang với giá vẽ lớn đặt giữa phòng và vô số băng khen treo trên tường, tôi đã hiểu hơn bao giờ hết, người bạn ấu thơ của mình đã trở thành chàng trai xuất sắc đến thế nào. Cậu quả quyết sau này sẽ mở một phòng tranh nhỏ, triển lãm tranh của mình ở đó và dạy vẽ cho những đứa trẻ yêu hội họa. Lúc nói về ước mơ đó, tôi nhìn thấy trong đôi mắt của cậu ánh lắp lánh thời ấu thơ.
Nhưng cùng với "Vĩnh trẻ con" mà tôi từng biết, "con người mới" của Vĩnh đôi khi làm tôi không hiểu nổi. Cậu trở thành một con người ít nói, ít cười, dường như mang tất cả nỗi lòng mình gói ghém thật sâu và cũng chẳng muốn ai chạm tới. Có những khoảng thời gian, Vĩnh chìm vào khoảng im lặng xa xôi. Cậu lấy việc vẽ vời làm vui, hoặc tôi cũng không biết nữa, có thể cậu vẽ như một cách để giải tỏa nỗi lòng. Khác những bức vẽ hoa cỏ với những mảng màu trong sáng thuở ấu thơ, những búc tranh của Vĩnh giờ đây chủ đạo là nhũng mảng màu u tối. Nhìn bức tranh cậu vẽ, dù là cảnh hay người, chẳng hiểu sao lòng tôi cứ dâng lên những nỗi man mác.
Vĩnh vẫn hay nói với tôi rằng, việc gặp lại tôi thật tốt, bởi, nếu không có tôi, có thể Vĩnh đã vĩnh viễn quên mất rằng mình đã từng có một tuổi thơ ngọt ngào thế nào. Tôi hỏi Vinh, lẽ nào cuộc sống hiện tại không tốt với cậu đến vậỹ, Vĩnh chỉ cười: "Có lẽ vậy, Minh ạ, cuộc sống vật chất thừa mứa đôi khi lam người ta lãng quên thật nhiều thứ." Rồi như chợt nhớ ra điều gì, Vĩnh hỏi tôi về chiếc vòng tình bạn, tôi bảo nó đã đứt rồi, và vào lúc nó đứt, tôi đã ước rằng mình sẽ gặp lại Vĩnh.
3. Năm lớp Mười Một, - Vĩnhh được học bổng 100% sang học một trường Mỹ thuật hàng đầu của Mỹ. Cùng với đó là thông tin mẹ Vĩnh phải nhập viện.
Cả lớp tôi xôn xao.
Vĩnh cũng nghỉ học liền một tuần.
Tôi tìm đến nhà Vĩnh, căn nhà rộng lớn giờ đóng cửa im ỉm. Tôi hỏi cô giúp việc nhà Vĩnh về tình hình mẹ cậ rồi rủ mấy người bạn trong lớp đến thăm phòng bệnh trắng toát và phủ một nỗi buồn, Vĩnh ngồi bên giường mẹ trông sao mà cô độc. Chỉ một tuần mà cậu gầy xọp đi, mắt vằn lên những tia đỏ do ngủ quá ít. Cậu nói mẹ cậu nhập viện do huyết áp, nhưng nỗi buồn trong mắt cậu khiến tôi biết rằng Vĩnh đang nói dối. Lúc cả lũ ra về, Vĩnh níu tay tôi lại. Cậu hỏi: "Minh ở lại vớỉ mình chút được không?" Chúng tôi đi bộ cùng nhau trong khuôn viên bệnh viện, lúc ngồi ở ghế đá Vĩnh đột nhiên nói:
- Nếu được chọn, tớ sẽ vẫn chọn cuộc sống bình dị như xưa. Khi còn ở trong căn hộ bé xíu ở khu tập thể cũ kỹ. Dù bận bịu đến mấy, nhưng cả nhà vẫn cùng nhau ăn bữa tối và tớ vẫn còn nhìn thấy mẹ mình cười.
Bố Vĩnh có người khác. Mẹ cậu bị trầm cảm suốt một thời gian dài. Những bữa cơm gia đình dường như chẳng bao giờ có tiếng cười. Hôm trước, khi Vĩnh về nhà và vui sướng với thông báo về học bổng mới nhận được, nhưng khi vào phòng ngủ của me, cậu đã lấy tay mình vuốt nhẹ vào tóc cậu. Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi muốn an ủi một ngườỉ nhưng không tìm được lời lẽ nào cả. Cổ họng cứ nghẹn ứ. Tôi biết nói gì với Vĩnh, khi cuộc sống của tôi đang quá sức bình yên và hạnh phúc?
5. Mẹ Vĩnh đuợc ra viện. Vĩnh từ chối đi du học nước ngoài.
Rất nhiều người râm ran, nhưng tôi hiểu, Vĩnh sợ hãi khi nghĩ đến việc một ngày cậu trở về và không còn nhìn thấy mẹ nữa. Vĩnh cũng không động đến giá vẽ nữa. Tôi cảm thấy một phần trong cậu đã ở lại cùng ngày hôm qua.
Có một lần, khi tôi cùng Vĩnh ngồi cùng nhau ở lớp học, khi cả lớp đã ra về. Tôi hỏi Vĩnh có tiếp tục theo đuổi giấc mơ của mình, về một phòng tranh và việc dạy vẽ cho nhũng đứa trẻ. Tôi hỏi cậu có sẽ đi du học chứ, vào một ngày không xã? Vĩnh nói, cậu cũng không biết nữa. Có quá nhiều thứ - lo lắng, trách nhiệm, tình thương... đã giết chết giấc mơ của cậu.
Tôi nói với Vĩnh, không phải như thế, giấc mơ của Vĩnh vẫn ở đó, nó vẫn lấp lánh, chỉ cần Vĩnh có niềm tin vào nó. Rồi mọi thứ sẽ tốt lên, chắc chắn - đó là những điều mà tôi vẫn nghe mẹ nói. Vĩnh nhìn tôi, và cười, nụ cười thật buồn: "Minh à, cậu sẽ không hiểu được đâu. Tớ không thể là một người con ích kỷ." Giây phút ấy, nhìn vào mắt Vĩnh, tôi nhận ra cậu đã trở thành một người lớn, sau một biến cố của cuộc đời. Chúng tôi đã cùng lớn lên bên nhau, nhưng giờ đây, vào tuổi Mười Bảy, Vĩnh đã bước qua ranh giới nơi chúng tôi đang đứng, đến với thế giới của những người trưởng thành, và buộc vào mình đủ thứ trách nhiệm. Còn tôi vẫn ở lại thế giới trẻ con, nơi có những giấc mơ đang dần lớn lên từng ngày, nơi mà người ta vẫn luôn tin vào điều kỳ diệu.