Lamborghini Huracán LP 610-4 t

Nhang và khói...


Cho nên cần phải thanh toán bệnh hoạn, bằng cách thanh toán cái con người mang bệnh hoạn ấy. Anh từng đọc trong những trang sách của Karl Jaspers câu nói: ‘Bệnh hoạn nói lên cái gì rất nhân thế của con người.” Và anh hiểu, đã là người tất phải mang bệnh, dù sớm hay muộn, dù biểu hiện lên trên cơ thể hay tàng ẩn bên trong cấu trúc của cơ quan nội tạng. Đạo Phật cũng nói “ bệnh” là một trong bốn giai đoạn trong hành trình sinh hoại của con người. Con người sinh ra là để tiến tới cái chết của mình; đó là một suy tư triết lý minh mẫn nhất có thể có cho một con người. Vội vã hay chần chừ, ý thức hay mù lòa thì cũng vậy, tất cả mọi người ai cũng có một sở hữu chung quyết là cái chết, ai cũng được về tới đích cuối cùng của mình. Mỗi ngày trôi qua là một bước dấn thêm về nấm mồ của chính ta, ở cuối đường kia. Mỗi ngày chúng ta chết một ít, để lần hồi tiến đến cái chết toàn phần, toàn triệt. Do vậy, cái hiện hữu tròn đầy của chúng ta đã bị nứt rạn lặng lẽ từng ngày – và sự nứt rạn đó chính là bệnh hoạn. “Tôi bệnh hoạn, vậy tôi là người”; “Tôi bệnh hoạn, vậy tôi tồn tại.” (Để bắt chước cách nói của René Descartes.)

Anh giấu nàng những lời nói dữ, những lời nguyền rủa vô tình của mọi người dành cho nàng. Nhưng về sau này, khi nàng đã mất, theo lời kể của cô em gái theo dõi săn sóc nàng trong bệnh viện, thì nàng đã biết tất cả về căn bệnh hiểm nghèo của mình, nhưng nàng không muốn cho anh biết! Và cũng theo lời của cô em gái thì bà bác sĩ đã úp úp mở mở, từng ngày rót “độc dược” vào tai nàng. Nhưng nàng vẫn bình tĩnh, quá bình tĩnh. Đến nỗi bà bác sĩ Xinh đã điên tiết lên. Trong một lần khám cho vợ anh, thấy vợ anh bình thản, bà Xinh hỏi cộc lốc (thật ra là muốn đánh quỵ tinh thần của người bệnh): “Đã biết bệnh gì chưa? Lupus ban đỏ đó. Trời kêu ai nấy dạ thôi!”. Vợ anh nhăn mặt không đáp. Chỉ nắm tay bà Xinh, như để cám ơn đã cho biết sự thật, rồi lặng lẽ khóc.

Trời ơi, sao lại có một vị bác sĩ ác độc như thế? Y đức của bà ta ở đâu? Thoạt nghe kể, anh đã bất giác kêu lên như vậy. Nhưng thật ra, anh đã đặt những câu hỏi không đúng luận lý. Vì bà Xinh là một con người độc ác đi làm nghề chữa bệnh chứ bà ta không phải là một bác sĩ đúng nghĩa. Với những con người ác độc bị đưa nhầm vào môi trường đòi hỏi sự nhân ái, vị tha, hiền lành, lương thiện như ở đây, bệnh viện này, thì những ca bệnh đặc biệt hiểm nghèo chính là cơ hội cho cái khối ác trong người họ bộc lộ rõ ràng, đầy đủ nhất. Chiếc áo blouse trắng, những dụng cụ y khoa trong sạch trong tay họ, và đặc biệt sự lạnh lùng chính xác của những quy trình, thao tác điều trị, đã trở thành tấm màn nhung che đậy dã tâm của họ.

Không biết tự bao giờ đã ăn sâu trong trí mọi người một ấn tượng rằng, đã là bác sĩ thì không biết xúc động, không nên xúc động, không được xúc động trước tình cảm khổ đau của bệnh nhân. Từ đâu đến một luận điệu vô nhân đạo như vậy? (Sự xúc động thì ảnh hưởng gì ghê gớm đến công việc chuyên môn?) Chắc chắn là luận điệu đó đến từ trong ngành y, và còn chắc chắn hơn nữa là từ một con người ác độc mà tinh thông nghề chữa bệnh, nhưng hắn đã trở thành một cỗ máy, hắn không còn liên hệ với con người bệnh tật trước mặt hắn như liên hệ với một thân phận làm người, mà chỉ như một cỗ máy sinh-vật lý bị thiếu sót, bị hư hỏng, và không được hoàn hảo như hắn.

Không xúc động thì không có công cuộc cứu nhân độ thế!

Đức Phật Thích Ca, nếu không nhạy cảm xúc động khi thấy những con người bệnh tật, già yếu, khi nghe những tiếng khóc than xót thương người chết, hẳn ngài đã không bỏ cả một giang sơn lộng lẫy của riêng mình để đi tu hòng tìm kiếm cho ra phương thuốc chữa trị cho dứt khổ đau của loài người. Đức Phật là một thầy thuốc vĩ đại!

Chỉ có những ai mất hết nhân tính mới không còn xúc động trước khổ đau của tha nhân.

Chỉ có những tên đao phủ mới không cần sự xúc động.

Vậy mà thật trớ trêu, anh đã gặp giữa khung cảnh dễ gây xúc động nhất này những bộ mặt lạnh lùng, những cử chỉ vô hồn, những lời nói băng giá. Lạ lùng nhất và kinh tởm nhất là khi thấy những cô cậu bác sĩ thực tập, họ còn trẻ nhưng đã kịp khoác lên trên chiếc áo choàng trắng tinh khôi sự khinh bỉ và vô cảm trước bệnh nhân.

Những ngày nuôi vợ bệnh, anh còn rút ra một sự thật đau lòng… Cái bệnh viện này đón bệnh nhân như đón những người khách không mời mà đến. Nếu bệnh nhân chết, đó là tất yếu, do bệnh nan y, trầm trọng, do sự ngu dốt, chậm trễ, chủ quan của người bệnh. Còn nếu bệnh nhân đã được lành bệnh, được cứu sống, thì đó là nhờ cái bệnh viện và các quí vị y-bác sĩ kia – họ trở thành những kẻ cứu tinh. Do vậy, sự sợ hãi, quỵ lụy, cầu xin luôn hiện lên trên những khuôn mặt mệt mỏi, buồn lo của các con bệnh.

Trang: Trước 1234
U-ON
[XÓA QUẢNG CÁO]